Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị hói, trị rụng tóc với đủ loại thương hiệu, xuất xứ khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng và 1 số loại thuốc còn gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế nhiều người đã tìm tới các giải pháp công nghệ cao như lăn kim. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách lăn kim trị hói đầu để xem phương pháp này có hiệu quả hay không nhé!
I. Vì sao nhiều người sử dụng lăn kim trị hói đầu?
Lăn kim trị hói đầu là biện pháp trị liệu tạo ra những thương tổn nhỏ trên vùng da đầu và dựa vào cơ chế tự chữa lành của cơ thể để loại bỏ các tế bào cũ và sản sinh các tế bào mới. Những cây kim lăn dùng trị hói thường có đường kính mỗi đầu từ 0.5 đến 2.5 milimet hạn chế tối đa tổn thương trên bề mặt da.
Lăn kim giúp cơ thể sản sinh collagen và elastin để tăng thêm độ đàn hồi cho da đầu. Đồng thời, tạo ra các vết nhỏ li ti trên da đầu nhưng không gây tổn thương, giúp da đầu hấp thụ các dung dịch, dưỡng chất kích thích mọc tóc tốt hơn. Từ đó thúc đẩy quá trình hình thành và tái tạo lại nang tóc nhanh hơn.
Một cuộc khảo sát cho thất 100 người được chia làm 2 nhóm khác nhau. Nhóm A sẽ dùng thuốc bôi Minoxidil, nhóm B sẽ dùng Minoxidil kết hợp với liệu pháp lăn kim. Sau 12 tuần tình trạng tóc của nhóm B cải thiện đến 50% và cao hơn 4.5% so với nhóm A.
Vậy nên, nếu muốn cải thiện tình trạng bị hói và kích thích nang tóc mọc nhanh, bạn có thể kết hợp cả phương pháp lăn kim cùng các loại thuốc đặc trị để tăng khả năng mọc tóc.
II. Những đối tượng nào không nên lăn kim trị hói đầu
Lăn kim sẽ giúp bạn hồi phục lại mái tóc, tuy nhiên nó vẫn còn nhiều hạn chế bởi không phù hợp với một số trường hợp như:
– Người bệnh mắc các bệnh về ung thư da, dày sừng ánh sáng và nhiễm trùng da tại vùng lăn kim.
– Những người đang dùng các loại thuốc chống đông như wafarin, heparin và aspirin trong 3 ngày trước khi thực hiện phương pháp lăn kim.
– Người có tiền sử bị dị ứng với thuốc gây tê phải cần được bác sĩ hội chẩn trước khi lăn kim.
– Người đang thực hiện điều trị bằng các hoá chất như corticosteroid hoặc đang trong quá trình xạ trị.
– Người bệnh tiểu đường và không kiểm soát được đường huyết.
– Người tiền sử phẫu thuật ở vùng dự định lăn kim trong 6 tháng gần nhất.
– Người đã tiêm chất làm đầy trong 6 tháng và đặc biệt tiêm chất làm đầy trong 2 tuần trước khi thực hiện lăn kim.
– Người có cơ địa dễ để lại các vết sẹo lồi hoặc sẹo phì đại.
– Người bệnh có tiền sử bị loạn đông máu.
III. Quy trình lăn kim trị hói đầu có phức tạp không?
Quy trình lăn kim trị hói đầu cần được thực hiện trong môi trường y khoa để tránh các biến chứng về nhiễm trùng. Các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ là người đánh giá tình trạng rụng tóc, xem xét nang tóc và nắm bắt các bệnh lý liên quan mà khách hàng đang gặp phải. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và xây dựng liệu trình lăn kim trị hói đầu cho khách hàng.
Bước 2: Chuẩn bị lăn kim mọc tóc
Nhân viên vệ sinh da đầu cho khách hàng sạch sẽ. Nếu khách hàng mới gội đầu thì có thể bỏ qua bước làm này.
Tiến hành ủ tê trong khoảng 30 phút để giảm đau khi lăn kim.
Bác sĩ lấy máu từ ven của khách hàng để tiến hành xử lý quay ly tâm nhằm thu được lượng PRP để sử dụng khi lăn kim da đầu.
Vệ sinh da đầu để làm sạch thuốc tê, thoa sát trùng và chuẩn bị lăn kim điều trị rụng tóc.
Bước 3: Tiến hành lăn kim mọc tóc
Lần lượt di chuyển dụng cụ lăn kim trên phần da đầu cần kích thích mọc tóc kết hợp với thoa sản phẩm là dưỡng chất, thuốc hoặc PRP.
Dấu hiệu đáp ứng lâm sàng (clinical endpoint) của kỹ thuật lăn kim: da phù nhẹ, hồng ban lan tỏa đều đặn và chấm xuất huyết thoáng qua. Dùng gạc vô khuẩn đã được làm ẩm bằng nước muối sinh lý thấm sạch máu và huyết thanh trên vùng da được điều trị. Sau đó tiến hành thoa thuốc kháng sinh tại vùng da đầu vừa được lăn kim.
Bước 4: Tư vấn chăm sóc tại nhà
Các dấu hiệu đau rát, ngứa, đỏ da, bong vảy da có thể xảy ra sau khi lăn kim mọc tóc và bạn cần chú ý đến những điểm này. Nếu các dấu hiệu trên có xu hướng chuyển nặng khách hàng cần thông báo với bác sĩ và lập tức tại khám để đề phòng biến chứng muộn có thể xảy ra.
IV. Cần lưu ý gì khi thực hiện phương pháp lăn kim trị hói đầu?
Để đảm bảo an toàn, kỹ thuật viên sẽ vệ sinh vùng da đầu và đặc biệt là phải vệ sinh sạch sẽ kim lăn. Khi lăn kim xong (lăn khoảng 5 – 10 phút), phải nhanh tay bôi ngay sản phẩm đặc trị lên cùng da đầu đã lăn kim.
– Chỉ nên dùng mũi kim từ 0,5 đến 1mm để lăn kim vùng da đầu nhằm tránh gặp các tổn thương không đáng có nếu mũi kim quá nhọn.
– Thời gian thực hiện lăn kim cho da đầu là khoảng 1 tuần. 5 ngày đầu nên lăn kim liên tục và nghỉ 2 ngày cuối tuần.
– Các sản phẩm đặc trị dùng để bôi lên da đầu sau khi lăn kim cần có nguồn gốc, thành phần rõ ràng để tránh bị ứng. Hoặc bạn cũng có thể dùng dầu olive hoặc tinh dầu lavender để thoa lên vùng da đầu vừa lăn kim.
– Trước khi thực hiện lăn kim, nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ít nhất là 24 giờ và không sử dụng các sản phẩm dùng lên da đầu ít nhất 12 giờ.
– Khoảng cách giữa các lần lăn kim là 4 tuần để da đầu có thời gian tái tạo.
– Nếu có thể, hãy chụp phân tích da đầu trước để biết rõ tình trạng tóc có hiệu quả hay không sau khi kết thúc liệu trình.
Tùy theo tình trạng rụng tóc, hói đầu mà các chuyên viên sẽ đưa ra liệu trình lăn kim mọc tóc phù hợp. Bạn cần biết rằng 1 liệu trình lăn kim sẽ kéo dài. Thông thường chúng ta sẽ cần tiến hành khoảng 10 buổi lăn kim kích thích mọc tóc. Mỗi lần lăn kim được giãn cách khoảng 1 tháng. Tức là mất khoảng 1 năm để có thể thấy được hiệu quả.
V. Lăn kim trị hói đầu có hiệu quả hay không?
Việc lăn kim trị hói đầu có hiệu quả không phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là xác định xem nang tóc còn có khả năng phục hồi hay không? Nếu mới bị rụng tóc, nang tóc còn có khả năng phục hồi thì việc lựa chọn thường nghiêng về phía điều trị với lăn kim PRP. Còn nếu nang tóc đã bị hoại tử thì cấy tóc tự thân sẽ là phương pháp tối ưu hơn cả.
Kỹ thuật này giúp chuyển các mô nang tóc từ chính cơ thể của bạn ở khu vực tóc còn dày (thường là khu vực tóc phía sau đầu) và cấy ghép vào vùng tóc thưa hói (khu vực trên trán hoặc đỉnh đầu). Có 2 công nghệ tiên tiến nhất đang được áp dụng hiện nay là cấy tóc tự thân FUE và HAT.
Ưu điểm của phương pháp cấy tóc
– Áp dụng được cho nhiều đối tượng khách hàng.
– Do là tóc tự thân nên có độ tương thích cao, kết cấu tóc phù hợp với cơ thể. Không gây ra bất cứ biến chứng, đào thải hay tác dụng phụ.
– Sử dụng bút cấy chuyên dụng với đường kính siêu nhỏ nên rất an toàn trong quá trình diễn ra thủ thuật. Đồng thời hạn chế được tối đa việc xâm lấn gây hại cho tóc và đầu.
– Nang tóc có độ bám dính với da đầu sẽ thúc đẩy các ngọn tóc mới phát triển thường sau 2 – 3 tháng. Khi này tóc mới mọc lại hoàn toàn tự nhiên và ổn định, rụng theo chu kỳ sinh trưởng và sẽ có các sợi khác mọc lên thay thế.
– Tỷ lệ nang tóc sống đạt tới 95%, không có tác dụng phụ.
– Chỉ cần làm một lần, kết quả duy trì trọn đời.
– Đã được FDA chứng nhận là an toàn và hiệu quả.
Tham khảo : Hình ảnh khách hàng trước và sau khi cấy tóc
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp lăn kim trị hói đầu cũng như tìm ra cách trị hói dứt điểm, phục hồi mái tóc dày đẹp như mong muốn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về kỹ thuật cấy tóc tự thân hãy liên hệ ngay hotline 024 3219 1111 để được các chuyên gia và bác sĩ giải đáp chi tiết nhé!