Trang chủ » Bị hói đầu khi còn trẻ làm thế nào để phủ xanh mái tóc?

Bị hói đầu khi còn trẻ làm thế nào để phủ xanh mái tóc?

08 tháng 05, 2023 - 206 Share


Ngày nay, hói đầu không chỉ xảy ra ở những người trung niên, lớn tuổi mà tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa, “tấn công” cả những bạn trẻ 20 – 30 tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bạn bị hói đầu khi còn trẻ? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục như thế nào? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này và sớm lấy lại mái tóc dày đẹp và sự tự tin.

I. Bị hói đầu khi còn trẻ liệu có bình thường?

Hói đầu là hiện tượng tóc rụng nhiều hơn mức bình thường, rụng mất kiểm soát khiến nhiều mảng da đầu nhẵn bóng, không thấy lỗ chân lông. Tình trạng này có thể xảy ra ở nam lẫn nữ nhưng nam giới chiếm đa số.

Trước đây, hói đầu hay xuất hiện ở độ tuổi sau 40 nhưng hiện nay nó đang có xu hướng trẻ hóa, phổ biến và khá thường gặp. Nhiều trường hợp bị hói đầu sớm ở tuổi 30, thậm chí 20 – 25 tuổi đã bắt đầu có dấu hiệu bị hói. Điều này khiến nhiều bạn trẻ lo lắng, tự ti và mặc cảm về diện mạo của bản thân.

Theo thang điểm Hamilton – Norwood chia mức độ hói đầu ở nam giới làm 7 giai đoạn:

– Giai đoạn 1. Mái tóc không có sự thay đổi đáng kể.

– Giai đoạn 2. Nhận thấy lượng tóc bị mất đi ở 2 bên thái dương.

– Giai đoạn 3. Một vết lõm sâu có thể nhìn thấy xung quanh thái dương, giống như hình chữ M, U hoặc V.

– Giai đoạn 4: Rụng tóc nghiêm trọng xuất hiện trên đỉnh đầu.

– Giai đoạn 5. Rụng tóc nhiều hơn ở giai đoạn trước ở 2 bên thái dương, nhưng chúng vẫn được ngăn cách bởi một dải tóc.

– Giai đoạn 6. Diện tích vùng hói lan rộng và tạo ra một đường chân tóc gọi là “móng ngựa”.

– Giai đoạn 7. Phần trên của đỉnh đầu bị hói hoàn toàn và chỉ nhận thấy một dải tóc nhỏ quanh bên đầu.

Còn ở nữ giới, biểu hiện không quá rõ rệt, thường rụng đều và gây thưa tóc ở đường ngôi (hình cây thông), trước trán hay đỉnh đầu.

II. Nguyên nhân khiến bạn bị hói đầu khi còn trẻ

1. Do yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị hói đầu khi còn trẻ. Nếu trong gia đình có người thân cận huyết bị hói đầu thì nguy cơ bạn gặp phải tình trạng này sẽ cao hơn so với những người không có tiền sử gia đình bị hói đầu.

2. Chịu nhiều căng thẳng

Cuộc sống hiện đại, giới trẻ phải chịu nhiều áp lực từ gia đình, các mối quan hệ xã hội, tình cảm, guồng quay học hành, sự cạnh tranh khốc liệt của công việc,… Lúc này cơ thể sẽ sinh ra chất P để bảo vệ cơ thể, tuy nhiên đây là chất làm tổn thương đến nang tóc khiến tóc yếu ớt và dễ gãy rụng.

3. Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng

Thói quen sử dụng đồ ăn nhanh, ăn uống không khoa học, giảm cân sai cách sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe toàn thân và mái tóc. Đặc biệt, khi cơ thể thiếu hụt vitamin A, B, sắt, kẽm, magie có thể dẫn đến rụng tóc và làm vòng đời của sợi tóc bị rút ngắn.

4. Rối loạn thần kinh nội tiết

Rối loạn thần kinh nội tiết ở 2 giới là hoàn toàn khác nhau. Đối với nam giới, khi nội tiết tố mất cân bằng, lượng DHT dư thừa có khả năng liên kết với các thụ thể quanh nang tóc làm chặn nguồn dưỡng chất nuôi dưỡng tóc. Từ đó, làm nang tóc dần teo nhỏ không giữ được chân tóc khiến chân tóc yếu đi và dễ bị rụng.

Đối với nữ giới, rối loạn thần kinh nội tiết thường xảy ra khi đến giai đoạn sau sinh, cho con bú, lạm dụng thuốc tránh thai hoặc có thể bước qua giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của nang tóc, khiến chúng yếu hơn, khó bám vào da đầu và không thể nhận đủ dưỡng chất, còi cọc và tiêu biến dần.

5. Do bệnh lý

Nếu cơ thể mắc các bệnh lý như viêm nhiễm da đầu, bệnh tuyến giáp, tim mạch, tiểu đường, buồng trứng đa nang, bệnh lupus ban đỏ, da đầu bị chàm, vảy nến hay dùng thuốc điều trị bệnh, hóa trị, xạ trị ung thư đều có thể khiến nang tóc bị suy yếu, dễ gãy rụng và khó mọc.

6. Sinh hoạt không lành mạnh

Thói quen bứt tóc, chải tóc khi ướt, buộc tóc quá chặt, thức khuya, ngủ không đủ giấc, lạm dụng chất kích thích (như rượu bia, thuốc lá…) cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc. Ngoài ra với sự tác động của hóa chất và các dụng cụ tạo kiểu sinh nhiệt đều có thể là nguyên nhân làm thay đổi cấu trúc của sợi tóc, khiến lớp biểu bì keratin bị tổn thương, tóc trở nên yếu và dễ gãy rụng hơn.

III. Phương pháp điều trị hói đầu ở người trẻ tuổi hiệu quả nhất

Bị hói đầu khi còn trẻ khiến nhiều người mất đi sự tự tin, ngại giao tiếp, đánh mất cơ hội công việc, tình cảm. Vì thế bạn cần tìm ra được giải pháp hữu hiệu nhất để cải thiện tình trạng này càng sớm càng tốt.

1. Thay đổi thói quen sống

– Lựa chọn dầu gội lành tính, dịu nhẹ, phù hợp với chất tóc và da đầu của bạn.

– Chỉ gội đầu bằng nước mát, mỗi tuần gội đầu với tần suất từ 2-3 lần là đủ.

– Massage da đầu nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay, không dùng móng tay cào gãi mạnh.

– Sau khi gội đầu dùng khăn bông mềm thấm khô tóc, để tóc khô tự nhiên, hạn chế dùng máy sấy nóng.

– Lựa chọn loại lược răng thưa để chải tóc, không chải đầu khi tóc còn đang ướt.

– Bảo vệ tóc khi ra đường, tránh để tóc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và bụi bẩn.

– Hạn chế sử dụng hóa chất tạo kiểu, hãy để tóc thêm thời gian nghỉ ngơi tối thiểu 6 tháng trước khi “thay áo mới” cho tóc.

– Nói không với rượu, bia, thuốc lá, bổ sung cho cơ thể thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi, cùng các loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại đậu, thịt đỏ, trứng, sữa, các loại cá béo.

– Rèn luyện thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng tuần hoàn máu dưới da đầu.

– Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, suy nghĩ tích cực để loại bỏ stress.

– Uống đủ mỗi ngày từ 1,5-2 lít nước giúp hạn chế tình trạng tóc khô xơ, gãy rụng.

2. Sử dụng thuốc kích thích mọc tóc

Tuỳ vào từng nguyên nhân, tình trạng hói mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng một trong số những loại thuốc điều trị sau:

– Olumiant (baricitinib): Olumiant sẽ có hiệu quả trong việc ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc, hạn chế tóc gãy rụng, thích hợp dùng cho những trường hợp rụng tóc từng mảng.

– Thuốc Minoxidil (Rogaine): Đây là loại thuốc thường được chỉ định cho trường hợp rụng tóc từng mảng ở cả nam và nữ hoặc điều trị rụng tóc nội tiết tố ở nam. Ngoài ra hiện Minoxidil (Rogaine) đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để cải thiện hói đầu ở phụ nữ.

– Cyproterone Acetate: Thuốc là một loại estrogen được kết hợp cyproterone và estradiol ngăn chặn hoạt động các hormone của phụ nữ. Do đó, nó có hiệu quả trong việc điều trị rụng tóc do căng thẳng, rối loạn nội tiết tố ở nữ.

Lưu ý: Bạn cần đến bệnh viện hay các cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định các loại thuốc và liều lượng phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng khi không có sự hướng dẫn từ bác sĩ bởi đa số thuốc kích thích mọc tóc đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.

3. Cấy tóc tự thân

Đa số trường hợp bị hói đầu khi còn trẻ là do di truyền, chịu sự ảnh hưởng bởi gen và nội tiết tố trong cơ thể. Vì vậy việc dùng thuốc hay điều chỉnh thói quen sinh hoạt rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Nếu có thì tác dụng chậm, giúp hạn chế tóc rụng cũng như làm chậm quá trình mất tóc chứ không thể tái tạo nang tóc mới che phủ vùng hói.

Cho tới thời điểm này chỉ có phương pháp cấy tóc tự thân mới khắc phục được tình trạng hói đầu 1 cách tối ưu nhất. Không chỉ an toàn mà còn giúp bạn sở hữu mái tóc dày đẹp chỉ sau vài tháng.

Bản chất của thủ thuật cấy tóc tự thân là phân bố lại vị trí tóc trên cùng cơ thể. Nghĩa là bác sĩ sẽ di chuyển nang tóc khỏe mạnh của khách hàng từ vị trí này sang vị trí khác. Quá trình khắc phục hói đầu diễn ra nhanh chóng. Chỉ sau 3 – 5h thực hiện và nghỉ ngơi 30 phút là có thể ra về. Phương pháp này có ưu điểm là độ tương thích cao, tỷ lệ nang tóc sống >95%, không gây đau đớn, không chảy máu và không để lại sẹo.

Chia sẻ của khách hàng sau 2 năm cấy tóc
Các nang tóc sau khi được cấy vào vùng bị hói sẽ nhanh chóng thích nghi và phát triển khỏe mạnh. Sợi tóc mọc lên cứng cáp, là tóc thật, có cấu trúc sinh học như những sợi tóc xung quanh. Sau 9 tháng – 1 năm là đã che phủ hoàn toàn vùng hói, giúp bạn sở hữu mái tóc mới dày đẹp, tự nhiên.
Tham khảo : Hình ảnh khách hàng trước và sau khi cấy tóc

Hy vọng bài viết đã giúp những ai bị hói đầu khi còn trẻ có thêm kiến thức để khắc phục dứt điểm tình trạng này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về phương pháp cấy tóc tự thân có thể liên hệ trực tiếp với Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế theo số hotline 024 3219 1111. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí.

Tác giả :