Trang chủ » [ Tìm hiểu ] Đau chân tóc là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

[ Tìm hiểu ] Đau chân tóc là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

28 tháng 02, 2023 - 278 Share

Đau chân tóc thường bị nhầm lẫn so với chứng đau đầu. Tuy nhiên, đây là 2 bệnh lý khác nhau và nguyên nhân gây bệnh cũng không giống nhau. Vậy đau chân tóc là bệnh gì? Tại sao lại bị đau chân tóc và có cách nào khắc phục không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết và điều trị dứt điểm bệnh lý này.

I. Chân tóc nằm ở đâu?

Sợi tóc gồm 2 phần: Thân tóc – phần tóc mọc ra khỏi da đầu và nang tóc – phần nằm bên dưới da đầu. Trung bình, mỗi người có khoảng 100.000 – 150.000 nang tóc. Nhiều người hay gọi nang tóc là chân tóc nhưng thực tế theo giải phẫu y học chân tóc nằm bên trong nang tóc. Chúng được nuôi dưỡng bằng các mạch máu li ti ở đáy nang tóc.

Về cấu tạo chân tóc được chia làm phần tuyến dầu (tuyến bã nhờn) và sợi cơ nhỏ:

– Phần tuyến dầu cung cấp độ ẩm giúp tóc mềm mượt hơn.

– Sợi cơ nhỏ giúp cố định sợi tóc, giúp tóc dựng đứng.

Do đó, mái tóc chắc khỏe, bóng mượt hay khô xơ, dày mỏng phụ thuộc rất nhiều vào chân tóc của mỗi người. Chân tóc khỏe, mạch máu dưới da đầu được lưu thông tốt thì tóc dày đẹp. Ngược lại chân tóc bị tổn thương, bị đau hay teo nhỏ thì tóc yếu và dễ rụng.

II. Đau chân tóc là bệnh gì?

Đau chân tóc là bệnh lý xảy ra ở cả 2 giới và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Triệu chứng bệnh không khởi phát riêng lẻ mà thường đi kèm với 1 số chứng bệnh khác như: dị ứng, đau đầu, vảy nến,…

Tùy từng nguyên nhân mà đau chân tóc có biểu hiện và đặc điểm khác nhau:

1. Đau đầu căng cơ

Nguyên nhân gây đau chân tóc có thể là do sự căng thẳng hay áp lực tâm lý, stress trong cuộc sống và công việc gây ra. Khi mắc bệnh, những dây thần kinh phải làm việc hết công suất khiến cơ thể mệt mỏi và chân tóc bị đau. Theo thống kê, có tới 51% người bị đau chân tóc là do đau đầu căng cơ. Trong đó, nữ giới chiếm tới 90%.

Đau đầu căng cơ chia làm 2 loại: đau mạn tính hay đầu thành cơn. Khi trở thành mạn tính, cơn đau thường kéo dài từ 15 – 30 ngày. Đôi khi sẽ khiến cho vùng dây thần kinh chấm và có bị tổn thương. Người bệnh sẽ có cảm giác cáu gắt và hay nổi nóng hơn. Thậm chí tự ti về bản thân và có lối sống khép kín.

Đối tượng thường gặp phải đau đầu căng cơ là dân công sở ngồi máy tính lâu, những người làm việc quá áp lực, buộc tóc quá chặt,…

2. Do đau dây thần kinh

Đau dây thần kinh số 5 và dây thần kinh chẩm cũng dẫn tới đau chân tóc. Người bệnh sẽ thấy cơn đau bắt đầu từ chân tóc lan sang đường nối 2 bên tai. Khi vận động mạnh, cúi, ngẩng đầu, con đau sẽ càng tăng lên.

3. Do bệnh viêm da đầu

Chân tóc bị viêm là do sự tấn công của nấm trichophyton và tụ cầu proteus. Triệu chứng thường gặp là:

-Ở giai đoạn đầu, da đầu viêm đỏ, nổi sần lên, ngứa ngáy, hơi đau ở vùng chân tóc.

– Khi bệnh tiến triển nặng nổi sần có dạng mụn mủ, có đầu trắng vàng, xung quanh viêm đỏ. Chúng rất dễ bị vỡ và tiết ra dịch trắng, có mùi hôi và khi khô sẽ đóng vảy vàng giống chốc.

– Mụn mủ mọc rải quanh da đầu, thường tập trung nhiều ở sau gáy và thái dương.

Có thể thấy rằng, đau chân tóc ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, đời sống, tinh thần, đôi khi là cả sinh hoạt của người bệnh. Trong nhiều trường hợp nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại một số hệ lụy cho người bệnh.

Nếu nhẹ là thì sẽ ảnh hưởng đến vùng thượng bì của da đầu, dẫn đến rụng tóc nhiều đồng thời phát triển theo chiều hướng xấu đi và có nguy cơ cao bị hói đầu. Nghiêm trọng hơn là gây đau buốt, ung thư da hay xuất hiện khối u,… Vì thế, khi biết đau chân tóc là bệnh gì bạn cần phải điều trị dứt điểm, tránh để tình trạng này kéo dài.

Tham khảo : Nguyên nhân rụng tóc ở phụ nữ sau tuổi 30

III. Cách xử lý tình trạng đau chân tóc

1. Dùng thuốc

Một số thuốc trị đau chân tóc thường được bác sĩ chỉ định như thuốc kháng sinh, thuốc kháng khuẩn tại chỗ, thuốc an thần chống ngứa và thuốc chống dị ứng. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ có chỉ định thích hợp. Nếu tổn thương da tiết dịch nhiều thì thoa dung dịch sát khuẩn như castelani, BIS.

Để giảm ngứa thì có thể uống một trong các thuốc kháng histamin như loratadin, fexofenadin, chlopheniramin từ 5 – 10 ngày.

Để diệt khuẩn thì sử dụng thuốc kháng sinh như: cefixim, roxithromycin. Sử dụng kháng sinh trong 7 – 10 ngày.
Khi sử dụng thuốc, người bệnh nên sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, bạn cũng nên kết hợp chế độ chăm sóc tóc và da đầu hợp lý:

– Không sử dụng các dầu gội thông thường mà bạn nên dùng dầu gội đặc trị.

– Khi gội chỉ gãi nhẹ nhàng tránh làm trầy xước da đầu, không làm tróc vẩy các mụn.

– Không gãi, không cạo các vảy trước khi bôi thuốc

– Không xát chanh, xát muối, xà phòng vào chỗ da đầu bị viêm,..

2. Hạn chế căng thẳng, stress

Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh học tập, làm việc hay suy nghĩ quá nhiều khiến hệ thần kinh bị căng thẳng. Chú ý đủ giấc ngủ sâu để cơ thể luôn trong trạng thái tỉnh táo và đủ năng lượng hoạt động trong 1 ngày dài.

Thường xuyên tập thể dục thể thao, vận động với cường độ hợp lý. Một số bài tập như đạp xe, tập gym, chạy bộ, không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn tốt cho tuần hoàn máu dưới da đầu. Có thể thư giãn bằng cách tắm với nước ấm cùng vài giọt tinh đầu, đọc sách, xem các chương trình giải trí, đi du lịch,… Việc làm này sẽ giúp tinh thần thoải mái và thư giãn hơn.

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bạn nên tăng cường bổ sung một số dưỡng chất như các vitamin A, B, C, E biotin cùng các vi chất như sắt, kẽm sẽ giúp chân tóc phát triển chắc khỏe từ bên trong. Đặc biệt, bản chất của tóc là protein chuyển hóa thành nên việc bổ sung protein cũng rất cần thiết. Dưỡng chất này có nhiều trong sữa, trứng, hải sản, các loại hạt…

Bên cạnh đó, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày để da đầu đàn hồi tốt hơn. Bởi vì khi cơ thể thiếu nước da sẽ trở nên khô, có thể phản ứng lại bằng việc tiết ra lượng dầu nhiều hơn.

4. Điều trị tại Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế

Nếu đã áp dụng các cách trên mà thấy tình trạng đau chân tóc không cải thiện, bạn có thể tham khảo liệu pháp trị liệu công nghệ cao tại Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế. Sau khi thăm khám, xác định mức độ, tình trạng, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình phù hợp.


Thế mạnh của Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là được trang bị công nghệ hiện đại kết hợp với hệ thống thiết bị, máy móc được nhập khẩu từ các nước Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Tại đây sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, có chuyên môn và tay nghề cao trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý về tóc và da đầu. Hàng ngàn khách hàng bị đau chân tóc khắp cả nước đã được điều trị thành công tại đây nên bạn có thể an tâm sử dụng dịch vụ.

Tham khảo : Diễn viên Quỳnh Nga hạ đường chân tóc tại phòng khám cấy ghép tóc y học quốc tế

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn giải đáp thắc mắc Đau chân tóc là bệnh gì? Khi thấy dấu hiệu bất thường bạn nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy gọi ngay 0243 219 1111 để được đội ngũ bác sĩ của Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế giải đáp MIỄN PHÍ.

Tác giả :