Trang chủ » Rụng tóc thiếu chất gì và cách bổ sung nhanh chóng

Rụng tóc thiếu chất gì và cách bổ sung nhanh chóng

05 tháng 01, 2023 - 228 Share

Tình trạng rụng tóc do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như di truyền, do quy trình lão hóa tự nhiên, do stress, do bệnh lý, chăm sóc tóc sai cách… Bên cạnh đó thiếu chất cũng chính là lý do khiến mái tóc của bạn ngày càng thưa thớt, khô xơ. Vậy rụng tóc thiếu chất gì, cách bổ sung như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Rụng tóc thiếu chất gì?

Rụng tóc được chia làm 2 loại. Rụng tóc sinh lý là cách cơ thể loại bỏ những sợi tóc đã bị già yếu, thay vào đó là những sợi tóc mới chắc khỏe mọc lên. Nhưng rụng tóc do thiếu chất với biểu hiện rụng tới hơn 100 sợi mỗi ngày được xem là rụng tóc bệnh lý. Nó khiến cho mái tóc của bạn ngày càng thưa mỏng, mất thẩm mỹ.

Cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể, mái tóc cũng cần dưỡng chất để phát triển. Khi không được hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, tóc sẽ dễ bị hư tổn và dẫn đến gãy rụng. Càng để lâu, tình trạng này càng diễn ra nghiêm trọng. Vậy rụng tóc thiếu chất gì?

1. Protein

Protein hóa sừng là thành phần chính cấu tạo nên tóc và cũng là tiền chất giúp sản sinh ra Collagen – yếu tố giúp tóc chắc khỏe, có độ đàn hồi tốt. Khi thiếu hụt Protein, mái tóc của bạn sẽ trở nên khô rối và rất dễ gãy rụng do các yếu tố ngoại sinh.

2. Các loại vitamin

– Vitamin C: Tiêu diệt gốc tự do, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Khi không được cung cấp đủ loại vitamin này, tóc sẽ dần trở nên yếu ớt, dễ gãy bởi những tác hại từ môi trường.

– Vitamin E: Có tác dụng giúp tóc và da duy trì độ ẩm. Khi thiếu vitamin E, tóc và da sẽ khô xơ, hư tổn.

– Vitamin A: Là dưỡng chất cần thiết để các tế bào tóc sinh trưởng và phát triển.

– Vitamin B7 góp sức trong quá trình cấu tạo nang tóc, giúp tóc chắc khỏe.

– Vitamin B6 đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra ở nang tóc.

3. Thiếu Omega 3

Nếu chưa biết rụng tóc thiếu chất gì thì rất có thể bạn đang thiếu omega 3 – axit béo giúp duy trì độ mượt mà cho mái tóc. Nếu thiếu omega 3, tóc của bạn sẽ bị xơ rối, khô và dễ hư tổn, gãy rụng.

4. Các loại khoáng chất

Kẽm: Có chức năng tổng hợp protein và cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Thiếu kẽm có thể làm tăng nồng độ DHT (dihydrotestosterone) và gây rụng tóc ở cả nam lẫn nữ.

– Sắt: Đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh hồng cầu, giúp quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng đến tóc được diễn ra nhịp nhàng. Thiếu sắt khiến lượng hồng cầu giảm và tóc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Silica: Thiếu hụt silica cũng gây ra những tác động xấu đến mái tóc.

– Selen: Có nhiệm vụ bài tiết các kim loại nặng, chống oxy hóa giúp nang tóc tránh khỏi những tác động xấu của gốc tự do.

– Sulfur: Đây là 1 thành phần cấu tạo keratin của tóc, giúp nuôi dưỡng và kích thích tóc mọc nhanh hơn. Nếu thiếu nó, tóc sẽ chậm phát triển và yếu hơn bình thường.

II. Cách bổ sung dưỡng chất để sở hữu mái tóc chắc khỏe, mềm đẹp

Khi thấy tóc rụng bất thường trong thời gian dài, việc đầu tiên là bạn nên đi thăm khám để biết được chính xác nguyên nhân. Từ đó mới có thể đưa ra những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Trong trường hợp, nguyên nhân rụng tóc là do thiếu dưỡng chất và bạn biết rụng tóc thiếu chất gì rồi thì bạn nên bổ sung chất đó cho cơ thể theo những cách sau.

1. Cải thiện khẩu phần ăn hàng ngày

Một số thực phẩm nên bổ sung để cải thiện tình trạng gãy rụng tóc bao gồm:

– Protein: Có nhiều trong trứng, phô mai, sữa, các loại cá, tôm, các loại thịt, các loại đậu, nấm, bí đỏ,…

– Khoáng chất: Thịt bò, cua, nghêu, tôm, sò, cá ngừ, gan, các loại hạt, khoai tây, củ dền, dưa leo, các loại ngũ cốc,…

– Vitamin trong các loại rau xanh và trái cây tươi: Cà chua, cam, quýt, ổi, chuối, cà rốt,…

– Omega 3: Dầu ô liu, lòng đỏ trứng, bơ, cá hồi, dầu gấc,…

2. Dùng viên uống bổ sung

Sau khi thăm khám và biết rụng tóc thiếu chất gì, bạn nên kết hợp sử dụng các viên uống hỗ trợ theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Qua việc thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán dưỡng chất cơ thể đang thiếu và kê những loại viên uống phù hợp. Không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng để tránh những rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

3. Sử dụng mặt nạ dưỡng tóc

Ngoài bổ sung dưỡng chất cho tóc từ bên trong, bạn cần kết hợp với việc sử dụng mặt nạ ủ tóc để nuôi dưỡng sợi tóc từ bên ngoài. Có thể sử dụng mặt nạ dừa và dầu olive, mặt nạ ủ từ trứng gà và bia, chuối sữa chua,… ủ tóc 2 – 3 lần/tuần.

Lưu ý: Việc bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể để cải thiện tình trạng rụng tóc, tóc hư tổn tuy có mang lại hiệu quả nhất định. Ưu điểm của phương pháp này là lành tính, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên các bạn cần kiên trì trong một thời gian dài bởi nó phụ thuộc vào cơ địa hấp thu của từng người.

Đối với trường hợp rụng tóc bệnh lý hay di truyền, rụng nhiều mà lâu không mọc lại, nang tóc không còn,… thì bạn cần can thiệp bằng công nghệ cao. Hiện nay ở Việt Nam, Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là đơn vị đi đầu trong các lĩnh vực điều trị rụng tóc, hói đầu.

Đây là cơ sở tiên phong trong việc chuyển giao công nghệ trị rụng tóc bằng laser và cấy tóc tự thân về Việt Nam đã được Sở Y tế cấp phép hoạt động. Không những thế còn có đội ngũ y bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm cùng với cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại nhập khẩu tại các nước nổi tiếng như Châu Âu, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản,…

Đối với những trường hợp đã mất nang tóc, các bác sĩ sẽ khuyên khách hàng thực hiện cấy tóc tự thân để cải thiện mái tóc của mình. Bác sĩ sẽ lấy những nang tóc khỏe mạnh của khách hàng để cấy vào vùng da đầu bị thiếu tóc. Quá trình thực hiện nhanh chóng, không đau đớn, không để lại sẹo.

Sau 3 – 6 tháng các nang tóc mọc ổn định với cấu trúc bền vững, tóc không bị rụng lại. Nhờ đó chấm dứt tình trạng rụng tóc, hói đầu và không gây ra bất cứ di chứng nào khác.
Quy trình cấy tóc tự thân như sau:

  • Bước 1: Thăm khám và thiết kế kiểu tóc

Bác sĩ sẽ test nang tóc và kiểm tra tình trạng da đầu để xác định vùng hói rộng hay hẹp. Từ đó, chẩn đoán nguyên nhân gây rụng tóc, hói đầu và đưa ra phác đồ phù hợp với tình trạng từng người. Kế đến, khách hàng sẽ được đo mật độ tóc sau đầu và tính số nang tóc cần lấy để cấy ghép và thiết kế kiểu dáng tóc theo mong muốn.

  • Bước 2: Lấy nang tóc

– Bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ vùng da đầu cần cấy tóc và lấy nang tóc. Sử dụng thiết bị chuyên dụng lấy nang tóc phía sau gáy hoặc ở vị trí bất kỳ (tùy phương pháp)

– Cấy tóc tự thân FUE: Lấy các đơn vị nang tóc tại vùng hậu chẩm bằng thiết bị chuyên dụng (đường kính 0.8 – 1.0mm)\

– Cấy tóc tự thân HAT: Lấy các đơn vị nang tóc tại vùng hậu chẩm bằng thiết bị chuyên dụng (đường kính 0.6 – 0.8mm)

– Từng đơn vị nang tóc sau khi được lấy ra khỏi da đầu sẽ được tách riêng và bảo quản trong nước muối sinh lý lạnh.

  • Bước 3: Phân tách nang tóc

Phân tách thủ công các nang tóc mới lấy xuống thành từng đơn vị nang tóc mới.

  • Bước 4: Cấy ghép nang tóc

Ở khu vực tóc thưa hói, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện vi xâm lấn, rồi đưa nang tóc vào da đầu.

– Cấy tóc tự thân HAT: Sợi tóc được cấy có chiều dài khoảng 1cm

– Cấy tóc tự thân FUE: Sợi tóc được cấy có chiều dài khoảng 1mm

  • Bước 5: Chăm sóc hậu phẫu

Bác sĩ băng bó lại vùng cấy tóc và vùng hiến. Khách hàng nghỉ ngơi 30 phút là có thể ra về ngay. Sau 4 ngày có thể sử dụng nước ấm để làm sạch tóc. Sau khoảng 2-3 tháng mới có thể thấy được hiệu quả rõ rệt của việc cấy tóc thông qua việc rụng tóc thay thân. Sau thời điểm này, tóc sẽ sinh trưởng và phát triển đồng đều.

Tham khảo : Hình ảnh khách hàng trước và sau khi cấy tóc

Trên đây là những thông tin giúp bạn có thể giải đáp cho câu hỏi rụng tóc thiếu chất gì và hướng dẫn bạn cách kích thích mọc tóc hiệu quả. Mọi thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ 024.3219.1111 để được bác sĩ, chuyên gia của Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế tư vấn miễn phí.

Tác giả :