Trang chủ » Rụng tóc ở nam tuổi 20: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Rụng tóc ở nam tuổi 20: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

12 tháng 01, 2023 - 389 Share

Rụng tóc là tình trạng phổ biến ai cũng có thể gặp phải. Từ các ông chú tuổi trung niên cho tới các bạn nam giới mới 20 tuổi đều có thể dính lời nguyền rụng tóc. Vậy rụng tóc ở nam tuổi 20 có đáng lo ngại không? Làm thế nào để khắc phục? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

I. Cách nhận biết tình trạng rụng tóc ở nam giới 20 tuổi

Tình trạng rụng tóc ở nam giới có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Trong đó có cả thanh niên tuổi 20. Nghiên cứu đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ (NCBI) cho biết: “Tỷ lệ nam giới bị rụng tóc từ trung bình đến nặng tăng theo độ tuổi, khoảng 16% ở nam giới từ 18 – 29 tuổi và 53% ở độ tuổi 40 – 49”. Theo Hiệp hội Rụng tóc Hoa Kỳ, có đến khoảng 85% nam giới bị rụng tóc ở tuổi 70%, ¼ trong số đó có thể bị rụng tóc trước 20 tuổi.

Trung bình, 1 người bình thường sẽ rụng từ 30 – dưới 100 sợi/ngày. Đây là rụng tóc sinh lý, bạn không cần quá lo ngại. Nhưng khi bạn phát hiện số lượng tóc rụng vượt quá 100 sợi/ngày, kèm theo một số dấu hiệu dưới đây thì hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời:

– Tóc rụng đột ngột, mái tóc thưa mỏng thấy rõ.

– Tóc rụng nhiều thành mảng trên da đầu, xuất hiện các đốm loang lổ mất thẩm mỹ.

– Tóc rụng nhiều nhưng không mọc lại, nếu có mọc lên thì sợi tóc yếu, mảnh, dễ bị gãy rụng.

– Tóc rụng nhiều ở đỉnh đầu hoặc 2 bên thái dương, đường chân tóc dần bị thụt lại.

II. Nguyên nhân gây rụng tóc ở nam tuổi 20

Rụng tóc ở nam tuổi 20 có thể xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan dưới đây:

1. Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền là 1 trong những nguyên nhân chính gây rụng tóc ở nam tuổi 20. Theo quy luật di truyền, gen hói ở nam giới là gen trội nên khi sinh ra trong gia đình có bố bị hói đầu, thì người con trai có 50% nguy cơ bị hói. Nếu có ông ngoại bị hói, tỷ lệ “thừa hưởng” gen hói là 25%. Nếu cả bố và ông ngoại bị hói thì khả năng bạn bị hói là 100%. Điều này khiến các bạn nam thanh niên bị rụng tóc đột ngột hoặc rụng mất kiểm soát trong 1 thời gian dài.

2. Rối loạn hormone

DHT là một hormone sinh dục nam thuộc nhóm androgen. Nó được chuyển hoá từ testosterone thông qua enzym 5-alpha-reductase (5-AR). Khi DHT tăng cao sẽ liên kết với các thụ thể trên nang tóc khiến nang tóc bị teo nhỏ, dẫn đến rụng tóc. Ngoài ra, DHT còn kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức làm chân tóc yếu, không bám chặt được vào da đầu.

3. Rối loạn tự miễn dịch

Khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn, các tế bào bạch cầu lầm tưởng nang tóc là kẻ thù nên tấn công, khiến tóc rụng nhiều.

4. Stress kéo dài

Cuộc sống hiện đại khiến các bạn trẻ phải chịu áp lực từ guồng quay học tập, sự cạnh tranh trong công việc, tình cảm, mối quan hệ xã hội, gây dựng sự nghiệp để chứng tỏ bản thân… nên rất dễ rơi vào trạng thái stress. Khi chịu căng thẳng, áp lực quá mức thần kinh nội tiết sẽ sản sinh ra chất P để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, chất này lại tấn công nang tóc (tế bào mầm tóc), khiến nang tóc bị suy yếu và gây rụng tóc.

Ngoài ra, stress còn khiến chức năng co giãn mạch máu suy giảm. Điều này làm máu không được vận chuyển nhiều da đầu, dinh dưỡng cấp cho mái tóc bị thiếu hụt. Vùng da quanh chân tóc cũng dần cứng lại, không thể hấp thu tốt nguồn dinh dưỡng nuôi tóc. Các tế bào thực vật không ổn định, hoạt động hỗn loạn, khiến tóc rụng mất kiểm soát.

5. Thiếu chất

Đa số nam giới thường không quá quan tâm tới việc ăn uống. Chủ yếu là ăn cho no, chưa kể thường xuyên tiêu thụ các loại thức ăn nhanh vì tiện,… nên về lâu về dài cơ thể sẽ thiếu hụt các chất như: vitamin A, B, magie, sắt, kẽm, Omega 3,… Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe của mái tóc, làm tóc yếu và dễ gãy rụng.

6. Bệnh lý

Rụng tóc ở nam tuổi 20 còn cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Ví dụ như: thiếu máu do thiếu sắt, bệnh tuyến giáp, tim mạch, viêm nhiễm da đầu, nấm da đầu,… Ngoài ra, dùng thuốc điều trị bệnh, thực hiện hóa trị hoặc xạ trị điều trị ung thư khả năng cao làm nang tóc yếu và khiến tóc dễ rụng, khó mọc trở lại.

7. Lối sống thiếu khoa học

Các thói quen không lành mạnh như thức khuya, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia,.. không chỉ khiến tóc yếu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

8. Lạm dụng hóa chất tạo kiểu tóc

Thường xuyên thay đổi kiểu tóc, tẩy nhuộm tóc bằng các loại hóa chất làm cấu trúc của sợi tóc thay đổi, khiến tóc hư tổn và dễ gãy rụng.

Theo các chuyên gia, rụng tóc ở nam tuổi 20 không phải là vấn đề quá nguy hiểm. Mặc dù, nó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nhưng nếu phát hiện sớm những bệnh này thì đều có thể chữa trị thành công. Tuy nhiên, tóc rụng nhiều sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến diện mạo, gây lo lắng về mặt tâm lý và sự tự tin của các chàng trai. Bởi mái tóc cũng góp phần tạo nên hình ảnh phong độ, sự thu hút của phái mạnh trước mặt nữ giới.

III. Cách điều trị rụng tóc ở tuổi 20

1. Chăm sóc tóc đúng cách

– Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cụ thể là các loại vitamin, khoáng chất như: biotin, sắt, kẽm, vitamin C, B1 và B5,…

– Hạn chế đến mức tối thiểu các thói quen xấu như: uống rượu bia, thức khuya, ăn thức ăn nhanh, hút thuốc lá, dùng chất kích thích.

– Phân bố thời gian nghỉ ngơi, học tập và làm việc hợp lý, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao để tránh căng thẳng/stress.

– Uống đủ nước không chỉ duy trì một cơ thể khỏe mạnh mà còn có lợi cho sự phát triển của tóc. Vì vậy, hãy bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.

– Không chải tóc khi ướt, tránh giật tóc, kéo tóc, cào gãi da đầu quá mạnh khi gội,…

– Hạn chế sấy tóc ở nhiệt độ cao và thay đổi kiểu tóc bằng các loại hóa chất công nghiệp, tốt nhất tần suất cách ra 6 tháng/lần.

– Chủ động bảo vệ da đầu khi ra ngoài trời, có thể đội mũ để che chắn gió bụi, ánh nắng mặt trời,…

2. Thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa

Rụng tóc ở nam tuổi 20 do nhiều nguyên nhân và mỗi người sẽ có mức độ rụng khác nhau. Do đó, để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân và có hướng khắc phục phù hợp.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc bôi tại chỗ hoặc xịt lên vùng tóc rụng như Minoxidil, Corticoid, Anthralin… Hoặc 1 số thuốc tác động toàn thân như finasteride, dutasteride, corticoid,… thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporin, methotrexate,…

Khi sử dụng thuốc cần thực hiện theo đúng thời gian và liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Bởi việc sử dụng thuốc sai cách, lạm dụng trong thời gian dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ như kích ứng, ngứa, đỏ, bong vảy, teo da đầu, tăng huyết áp, rối loạn tình dục,…

3. Sử dụng laser cường độ thấp

Đối với những trường hợp rụng tóc mà sau khi kiểm tra vẫn còn chân tóc và có khả năng hồi phục thì sẽ được kết hợp điều trị theo liệu trình này. Phương pháp này sử dụng ánh sáng laser đỏ ở mức độ thấp chiếu vào da đầu để kích thích lưu thông máu, giúp nuôi dưỡng nang tóc và phục hồi chu kỳ phát triển tự nhiên của tóc. Đây là công nghệ hiện đại nên cần được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ tay nghề cao và máy móc tối tân.

4. Cấy tóc tự thân

Đối với trường hợp tóc rụng nhiều trong thời gian dài mà không mọc lại chứng tỏ nang tóc đã mất. Cách duy nhất để khắc phục chính là sử dụng phương pháp cấy tóc tự thân. Bác sĩ sẽ lấy chính nang tóc khỏe mạnh của khách hàng ở vùng sau gáy để cấy vào vùng tóc thưa mỏng, hói đầu. Vì là tóc tự thân của cơ thể nên độ tương thích cao, không bị đào thải, tỷ lệ sống đạt trên 95%.

Quy trình thực hiện nhanh chóng chỉ từ 3 – 5h, đảm bảo 3 KHÔNG: không xâm lấn, không gây đau rát và không để lại sẹo. Sau 3 – 6 tháng, bạn sẽ dần khôi phục được mái tóc dày đẹp, chắc khỏe tự nhiên như ban đầu.

Tham khảo : Hình ảnh khách hàng trước và sau khi cấy tóc

Rụng tóc ở nam tuổi 20 là tình trạng mà không một chàng trai nào mong muốn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn chủ động chăm sóc tóc đúng cách và khắc phục vấn đề này hiệu quả. Hãy liên hệ ngay số hotline 0243.219.1111 để đặt lịch hẹn thăm khám và giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề rụng tóc nhé!

Tác giả :