Trang chủ » Bật mí cách trị hói tóc ở nữ hiệu quả không phải ai cũng biết

Bật mí cách trị hói tóc ở nữ hiệu quả không phải ai cũng biết

10 tháng 03, 2023 - 248 Share


Cách trị hói tóc ở nữ hiện đang là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Bởi việc mất tóc nhiều năm khiến da đầu bị lộ ra gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng trực tiếp tới diện mạo của phái đẹp. Để phát hiện sớm và hiểu rõ nguyên nhân cũng cách điều trị hiệu quả, chị em hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

I. Nguyên nhân gây hói tóc ở nữ

Hói tóc ở nữ là tình trạng tóc rụng nhiều không mọc lại khiến 1 số vùng trên da đầu trống trơn, không có lỗ chân lông. Tình trạng này có thế xảy ra ở mọi độ tuổi và có xu hướng trẻ hóa.

Lâu nay, khái niệm hói đầu thường dùng cho nam giới nhưng thực tế phụ nữ cũng bị hói đầu. Tuy nhiên khác với hói trọc đầu như nam giới thì hói đầu ở nữ giới làm lộ một phần da đầu làm mất thẩm mỹ khiến chị em tự ti và lo lắng không biết nguyên nhân do đâu. Trước khi tìm hiểu cách trị hói tóc ở nữ thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thủ phạm gây ra tình trạng này nhé!

1. Do rối loạn nội tiết tố nữ

Hói tóc ở nữ đa số diễn ra trong thời kỳ mang thai, sau khi sinh hoặc tiền mãn kinh/ mãn kinh. Cụ thể trong các giai đoạn này, cơ thể phụ nữ thường xảy ra tình trạng rối loạn nội tiết tố, cụ thể là suy giảm hormone Estrogen. Theo các chuyên gia, thần kinh nội tiết là yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển của nang tóc. Lúc này, quá trình mọc tóc bị gián đoạn, tóc cũ rụng đi, tóc mới không thể hình thành để thay thế lượng tóc đã mất. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng hói tóc ở nữ.

2. Do sự bất ổn về tâm lý

Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mái tóc. Khi não bộ chịu quá nhiều căng thẳng, thường xuyên đối diện với áp lực sẽ khiến cơ thể sản sinh ra chất P để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên chất này chính là tác nhân làm tổn thương nang tóc, gây rụng tóc và hói đầu.

Thêm nữa, khi chị em bị stress, cơ thể sẽ dừng cơ chế sản xuất tế bào mới, trong đó có tóc. Tóc con sẽ mọc chậm hoặc không mọc lại, tóc trên đầu thưa thớt dần.

3. Thiếu chất

Việc ăn uống mất cân bằng, kiêng khem quá mức để giảm cân, giữ dáng cũng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của tóc. Khi cơ thể thiếu hụt nguồn vitamin A, C, B, D hay protein, sắt, kẽm, acid béo,… sẽ dẫn đến tình trạng tóc kém phát triển, hư tổn, thậm chí còn bạc sớm.

4. Do bệnh lý về da đầu

Một số chị em mắc các bệnh như viêm nhiễm da đầu, hội chứng buồng trứng đa nang, thiếu máu, bệnh lý tuyến giáp hoặc đang tham gia điều trị hóa trị/ xạ trị cũng làm tăng nguy cơ hói tóc ở nữ.

5. Lạm dụng hóa chất

Sở thích nhuộm tóc, tẩy tóc quá đà cùng các thiết bị làm tóc có nhiệt độ cao sẽ làm phá hủy lớp Lipid và Keratin ở biểu bì, khiến tóc yếu và dễ gãy rụng. Thậm chí nhiều trường hợp bị hóa chất tổn thương nặng, khiến tóc rụng thành mảng.

6. Do thói quen sinh hoạt không khoa học

Hiện nay, nhiều bạn trẻ đang có lối sống thiếu khoa học gây ảnh hưởng xấu không chỉ đến sức khỏe mà còn khiến tóc rụng nhiều: Thức khuya, ăn đồ ăn nhanh, ngủ khi tóc ướt, cột tóc quá chặt, chải tóc khi còn ướt, không chú ý bảo vệ tóc khi ra ngoài trời,…

II. Dấu hiệu nhận biết tình trạng hói tóc ở nữ giới

Để tìm ra cách trị hói tóc ở nữ nhanh nhất thì bạn cần phát hiện sớm tình trạng này. Trước hết bạn phải cần biết rằng trung bình một người đều rụng từ 30 – 100 sợi tóc/ngày. Do đó, không phải ai rụng tóc cũng đồng nghĩa với việc họ sắp bị hói tóc.

Hiện tượng hói tóc ở nữ bắt đầu xuất hiện khi giai đoạn mọc tóc chậm lại, quá trình mọc tóc và rụng tóc không diễn ra đúng chu trình, mất nhiều thời gian để tóc con mọc lên. Khác với nam giới, rụng tóc bắt đầu ở phía trước đầu và giảm dần về phía sau cho đến khi bị hói (hình chữ M, O, U) thì ở phụ nữ ít có khả năng bị tóc kiểu như vậy. Đa số chị em chỉ bị thưa trên toàn bộ tóc, rụng nhiều ở đỉnh đầu, ở ngôi giữa, hoặc xuất hiện vết bò liếm trước trán.

III. Nguyên tắc cần biết để chữa hói tóc ở nữ

Trao đổi với Ths. BS Nguyễn Quốc Tuấn (Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế), BS cho biết trước khi thử nghiệm bất kỳ cách trị hói tóc ở nữ nào bạn cần nắm rõ: “Sở dĩ nhiều trường hợp chữa hói lâu nhưng không có hiệu quả là do chọn sai phương pháp. Chính vì vậy, bước đầu tiên và quan trọng nhất khi áp dụng các cách trị hói tóc ở nữ là chị em cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Vì một số trường hợp liên quan tới vấn đề bên trong cơ thể nên rất khó phát hiện. Tốt nhất bạn hãy khám tới các cơ sở chuyên khoa để tiến hành test nang tóc cũng như làm 1 số xét nghiệm cần thiết.

Tùy vào từng nguyên nhân mà có cách trị hói tóc ở nữ khác nhau. Ví dụ như nếu vấn đề xuất phát từ tâm lý thì giảm áp lực công việc hay tăng thời gian nghỉ ngơi, tham gia hoạt động vui chơi, giải trí, đi du lịch, thay đổi suy nghĩ,… là liệu pháp tốt nhất. Còn với các trường hợp hói đầu do bệnh lý thì bạn cần xử lý dứt điểm bệnh trước khi bắt tay vào điều trị hói đầu và kích thích tóc mọc bằng công nghệ cao.”

IV. Cách trị hói tóc ở nữ an toàn, hiệu quả nhất

1. Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên

Nhiều chị em đang áp dụng cách trị hói tóc ở nữ bằng nguyên liệu tự nhiên, chẳng hạn như:

– Làm mặt nạ tóc từ trái cây như bơ, chuối, đu đủ

– Sử dụng các tinh dầu tự nhiên: dầu thầu dầu, dầu oliu, dầu dừa để massage da đầu

– Sử dụng nước, gel từ thảo dược: lá ổi, nha đam, lá bưởi, hương nhu, bồ kết,… để gội đầu.

* Ưu điểm: Nhìn chung ưu điểm của phương pháp trị hói tóc ở nữ bằng thảo dược là an toàn, lành tính, nguyên liệu dễ tìm, giá thành rẻ và cách thực hiện đơn giản.

* Hạn chế: Thời gian tác động chậm, có thể không có tác dụng với những ai bị chứng rụng tóc, hói đầu quá nặng.

2. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc đang được chỉ định điều trị hói tóc ở nữ như Minoxidil; Spironolactone; … Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng khi chọn mua bất kỳ loại thuốc nào và tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

– Ưu điểm: Tiện lợi, dễ sử dụng, đa dạng chủng loại, giá thành

– Nhược điểm: Dễ bị làm giả, mua nhầm hàng trôi nổi, kém chất lượng. Chưa kể những loại thuốc này còn tiềm ẩn tác dụng phụ như dị ứng, mẩn đỏ hoặc rối loạn nội tiết tố…

3. Chăm sóc tóc đúng cách

Dù bạn mới chỉ rụng tóc nhiều hay đã bị hói đầu lâu năm thì việc chăm sóc tóc cũng có ý nghĩa quan trọng giúp hạn chế tình trạng này diễn biến nặng hơn.

Cung cấp đủ “dinh dưỡng” cho mái tóc gồm các loại vitamin, khoáng chất như vitamin B, A, C, D, E, protein, sắt, kẽm,…

Vệ sinh tóc đúng cách: Sử dụng dầu gội lành tính, organic, không cào gãi mạnh khi gội đầu, nên để tóc khô tự nhiên, không dùng khăn chà xát tóc,….

Hạn chế tạo kiểu: Không nên lạm dụng các loại hóa chất nhuộm, tẩy tóc, cũng như sử dụng các kiểu tóc đuôi ngựa, búi cao vì điều đó có thể vô tình làm yếu chân tóc của bạn.

4. Cấy tóc tự thân

Mặc dù có chi phí cao hơn so với các phương pháp khác nhưng cấy tóc tự thân đang được nhiều chị em đánh giá là thực sự hiệu quả. Về cơ chế, đây là hình thức phân bổ các nang tóc của khách hàng từ vị trí nang tóc khỏe mạnh sang khu vực bị hói, rụng tóc.

– Ưu điểm: Hiệu quả cao, tỉ lệ tóc mọc lại sau khi cấy đạt trên 95%; không đau, không để lại sẹo, hiệu quả và độ an toàn đã được FDA Hoa Kỳ kiểm chứng.

– Nhược điểm: Chi phí tương đối cao và cần lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện.

Tham khảo : Hình ảnh khách hàng trước và sau khi cấy tóc tự thân

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về cách trị hói tóc ở nữ và muốn trải nghiệm phương pháp cấy tóc tự thân thì hãy liên hệ trực tiếp tới Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế theo số hotline 024 3219 1111 để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia trên 20 năm kinh nghiệm, giỏi chuyên môn cùng dịch vụ chuyên nghiệp, cam kết hiệu quả, Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Tác giả :