Trang chủ » [ Giải-Đáp ]: Bị hói đầu khi còn trẻ phải làm sao?

[ Giải-Đáp ]: Bị hói đầu khi còn trẻ phải làm sao?

09 tháng 03, 2020 - 1184 Share

Hói đầu càng có chiều hướng gia tăng ở giới trẻ, có những người ở độ tuổi đôi mươi đã bị hói đầu. Vậy bị hói đầu khi còn trẻ phải làm sao và đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Mặc dù hói đầu không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên nó có thể ảnh hướng đến tâm sinh lý của người bị hói, đặc biệt đối với các bạn trẻ. Họ sẽ thấy thiếu tự tin khi giao tiếp hoặc ngại tiếp xúc ở những chỗ đông người.

I. Bị hói đầu khi còn trẻ – Nguyên nhân do đâu

Đến nay, nguyên nhân gây hói đầu vẫn có kết luận chính xác Tuy nhiên, các yếu tố dưới đây có phần ảnh hưởng khiến tình trạng rụng tóc – hói đầu.

1. Rối loạn nội tiết tố

Những thay đổi về hormon và nội tiết tố trong cơ thể được coi là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hói đầu khi còn trẻ; đặc biệt sự thay đổi này thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, thời điểm mãn kinh, tiền mãn kinh.

Thường trong những giai đoạn này tóc rụng nhiều hơn thường, quá trình này sẽ chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định. Nhưng trong trường hợp tóc rụng bất thường kéo dài không khỏi tốt nhất bạn nên thay đổi chế độ ăn uống, ngủ để giấc, chăm sóc tóc đúng cách. Tình trạng rụng mất kiểm soát thì tốt nhất nên đi khám nếu không khả năng bị rụng tóc – hói đầu là rất cao.

2. Bị hói đầu khi còn trẻ là do di truyền

Rất có nhiều khả năng, bạn bị hói đầu là do di truyền từ bố mẹ. Điều này có nghĩa nếu trong gia đình bạn có bố mẹ bị chứng rụng tóc hói đầu thì trên 85% bạn sẽ bị hói.

3. Stress căng thẳng

Stress quá lâu gây ra sự gia tăng kích thích tố và sự mất cân bằng kích thích tố trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc, hói đầu. Kèm theo đó là những thói quen xấu như nhổ tóc tại một vị trí; lối sống thiếu khoa học thức đêm, ăn uống không đủ chất làm nang tóc không có đủ chất dinh dưỡng nuôi tóc, khiến nang tóc yếu dần và dẫn đến gãy rụng.

4. Do mắc các bệnh lý da đầu

Một trong những nguyên nhân dẫn đến bị rụng tóc khi còn trẻ cần nhắc nữa đó là do mắc các bệnh lý về da đầu.
Một số các bệnh lý về da đầu như vẩy nến, nấm đầu… sẽ khiến chân tóc bị tổn thương gây rụng tóc, hói đầu. Tình trạng này nếu không điều trị dứt điểm vi khuẩn nấm sẽ dần phá hủy nang tóc làm nang tóc bị teo lúc này tóc rất khó có thể phục hồi trở lại.

II. Khắc phục tình trạng hói đầu khi còn trẻ

1. Đề ra một lối sống khoa học

Nếu bạn còn trẻ thì tốt nhất hãy đề ra cho mình một lối sống khoa học

– Ngủ đủ giấc (8 tiếng/ ngày), hạn chế thức khuya, uống rượu bia

– Tránh stress

– Thường xuyên tập thể dục, có chế độ ăn uống đủ chất, đúng bữa

2. Lựa chọn dầu gội phù hợp với da đầu

Để chăm sóc tóc đúng cách bạn nên lựa chọn dầu gội lành tính phù hợp từng loại da đầu.

Đối với những trường hợp tóc thưa mỏng có thể sử dụng các tinh dầu tự nhiên để khắc phục tình trạng rụng tóc, kích thích nang tóc phát triển như: Tinh dầu dừa, dầu bưởi, dầu ô liu

3. Cấy tóc tự thân – Giải pháp tối ưu cho người hói đầu

Trong những trường hợp bị hói đầu khi còn trẻ do hói bẩm sinh, sẹo trên da đầu, nang tóc bị hoại tử thì sử dụng những biện pháp ngăn ngừa không đem lại hiệu quả cao. Cách tốt nhất để phục hồi nang tóc là phương pháp cấy tóc tự thân,

Hiện nay, công nghệ cấy tóc tự thân tiên tiến nhất là công nghệ cấy tự thân FUE và HAT, đem đến tỷ lệ thành công đạt trên 95%, quá trình cấy không đau, không để lại sẹo không cần nằm viện. Công nghệ này đang được sử dụng độc quyền tại Phòng khám cấy ghép tóc Y học Quốc tế. Đây cũng là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam chuyên sâu về lĩnh vực cấy ghép nang lông được Bộ Y tế cấp phép hoạt động.

Trên đây là những thông tin và lời khuyên của chúng tôi về tình trạng hói đầu khi còn trẻ. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp phòng ngừa và điều trị hói đầu phù hợp nhất. Chúc các bạn thành công.

Tác giả :